Đa phần người bệnh chỉ phát hiện ra sỏi niệu quản khi kích thước sỏi đã lớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thông thường khi đó sỏi đã đạt kích thước trên 4mm. Người bệnh có thể cảm nhận qua một số dấu hiệu sau:
– Đau âm ỉ lưng: Trong trường hợp sỏi niệu quản nhỏ, chúng sẽ di chuyển dần từ thận xuống bàng quang và gây ra những cơn đau âm ỉ lan từ giữa lưng xuống vùng hố thắt lưng.
– Đau quặn vùng thận: Cơn đau do sỏi niệu quản ở vùng thận xuất hiện đột ngột, dữ dội từng cơn, sau lan dần xuống bụng, thắt lưng, hông, đùi. Hiện tượng này xảy ra do sỏi tắc nghẽn trong niệu quản, ngăn chặn lưu lượng máu đến thận.
– Bất thường khi đi tiểu: Khi người bệnh bị sỏi niệu quản kéo dài, chúng có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, từ đó khiến người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ… Đặc biệt, nước tiểu thường có màu đục và mùi hôi khó chịu.
– Tiểu ra máu: Trong trường hợp nhẹ, chúng ta có thể phát hiện máu trong nước tiểu thông qua các dụng cụ soi chiếu, gọi là đái máu vi thể. Còn với người bị sỏi niệu quản nặng, nước tiểu thải ra sẽ có màu đỏ hồng như nước rửa thịt, gọi là đái máu đại thể.
Nếu nhận thấy cơ thể đang có một trong những vấn đề kể trên, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín và thăm khám sức khỏe sớm nhất có thể để ngăn ngừa cũng như can thiệp điều trị kịp thời nếu không may mắc sỏi niệu quản.
Bình luận (0)