CÁC BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM XOANG

Mọi người đều biết viêm xoang là bệnh rất thường gặp ở nước ta, nhưng đa phần vẫn cho viêm chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà chưa quan tâm đầy đủ đến các ảnh hưởng, tác hại, có khi nguy hiểm đến tính mạng với các biến chứng của viêm xoang.

Theo mức độ thường gặp, các biến chứng của viêm xoang được phân theo 3 nhóm:
– Biến chứng đường thở
– Biến chứng ở mắt
– Biến chứng nội sộ hay biến chứng ở não

1. Biến chứng đường thở

Là biến chứng thường gặp nhất, có những biến chứng dễ biết như ho kéo dài, đau rát cổ họng do ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ nhưng nhiều biến chứng ít được biết đến hay nghĩ là không phải do viêm xoang.

a.Các biến chứng đường thở được nhắc tới nhiều là:

+ Viêm họng: đối với cả viêm xoang cấp và viêm xoang mạn, viêm họng gần như bệnh đi kèm vì:

+ Ngạt, tắc mũi nhất là đối với viêm xoang cấp thường ngạt, tắc cả hai bên, viêm xoang mạn khi có pôlip gây ngạt tắc mũi kéo dài, thường xuyên làm người bệnh phả thở bằng mồm để hít lượng oxy theo nhu cầu – không khí không qua mũi không được làm ấm, làm ẩm và làm sạch sẽ ảnh hưởng tới họng.

+ Mặt khác do chảy mũi mủ hoặc trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang), hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) hay không tiện xì mũi (ở người lớn đang giao tiếp, làm việc) mà thường khịt mũi, hít mũi mủ xuống họng dễ đưa tới viêm họng.

b.Có thể gặp nhiều thể viêm họng :

+ Viêm họng cấp: với đau, rát họng rõ rệt thường gặp trong viêm xoang cấp hay viêm xoang mạn đợt cấp. Đặc biệt với trẻ có VA mủ từ mũi xoang chảy xuống họng luôn đọng, bám lại ở VA (nằm giữa mũi và họng) gây viêm VA cấp, với người trẻ mủ bám ở họng dễ đưa tới viêm amidan cấp.

+ Viêm họng mạn: viêm xoang mạn luôn đưa tới viêm họng mạn với các triệu chứng ngứa, rát họng, họng luôn có đởm, mủ, có mùi hôi, khó chịu. Do mủ từ xoang chảy xuống thường xuyên kích thích niêm mạc họng làm các hạt lympho ở thành sau họng to, đỏ, nhiều lên đưa tới viêm họng hạt. Trong trường hợp cần lưu ý nếu không giải quyết viêm xoang, chỉ nhìn thấy hiện tượng tại chỗ, thực hiện đốt họng hạt, bất kêt bằng phương tiện gì, đốt điện (nóng), đốt lạnh (với nito lỏng …) hay đốt họng bằng laze đều gây hại vì sau đó vài ngày do mủ trên xoang vẫn chảy xuống họng làm tổn thương ở họng tăng, dễ đưa tới viêm tấy mủ họng.

+ Loạn cảm họng: viêm xoang, đặc biệt viêm xoang sau là một trong những nguyên nhân thường gây các cảm giác khó chịu ở họng như đau nhói từng lúc, vướng mắc như bị hóc xương … mà khi khám họng không thấy tổn thương gì nên được gọi chung là loạn cảm họng.
Loạn cảm họng có nhiều yếu tố gây nên nhưng lưu ý khi có loạn cảm họng cần khám, chụp Xquang để phát hiện viêm xoang sau :

– Viêm thanh quản: ở những người bị viêm da xoang, nhất là viêm xoang sau mạn dễ đưa tới viêm thanh quản với các triệu chứng chủ yếu ho – khàn tiếng.

+ Viêm thanh quản cấp: có thể gặp trong các đợt cấp của viêm xoang mạn, hay trong viêm xoang cấp nhất là ở trẻ nhỏ do trẻ không biết nhổ, mũi mủ trên xoang chảy xuống, do thường nằm nhất là khi viêm xoang gây mệt mỏi.

Với trẻ đến 5 tuổi cần biết đến thể viêm thanh quản đặc biệt chỉ có sốt, ho, tiếng khóc, nói không bị khàn hay chỉ khàn nhẹ nhưng đưa tới khó thở nhiều được gọi là viêm thanh quản dưới thanh môn là thể nặng, diễn biến nhanh, đưa tới viêm phổi, có thể nguy hại tới tính mạng nếu không được phát hiện xử trí đúng. Trẻ bị thể này cần được nằm điều trị cấp cứu tại bệnh viện
+ Viêm thanh quản mạn: với tình trạng tiếng nói khàn, giọng không trong, nói, hát không vang, chóng bị mệt, mất tiếng, hay bị ho, có đờm vướng … cũng thường gặp ở người bị viêm xoang mạn. Điều trị trở lại bình thường nhưng khi mệt, thay đổi thời tiết, lại bị trở lại, không dứt hẳn gây khó chịu trong giao tiếp.

+ U lành thanh quản: với những người lấy tiếng nói làm công cụ lao động chính như giáo viên, bán hàng, phát thanh viên, diễn viên thường xuyên phải nói nhiều, nói to, bị viêm xoang mạn có tỷ lệ bị hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh … cao hơn rõ rệt. Tuy là u lành nhưng kéo dài đưa tới khàn, mất tiếng, không tiếp tục hành nghề được.

– Viêm đường hô hấp dưới:

+ Viêm khí phế quản cấp với các triệu chứng ho, khó thở, … ở trẻ em khó thở rõ, có tiếng khò khè, thở rít được xếp vào dạng viêm khí phế quản co thắt với các cơn về đêm, thường xuyên hàng tuần, hàng tháng, không điều trị hết hẳn được nếu chưa phát hiện và giải quyết được viêm xoang.

+ Viêm phế quản mạn là biến chứng thường gặp của viêm xoang sau ở người lớn nhất là với người cao tuổi với dấu hiệu ho dai dẳng, ho nhiều về đêm, ho có nhiều đờm, mủ. Viêm phế quản mạn với viêm xoang sau được gọi là hội chứng Mounier – Kuhn. Đặc biệt với viêm xoang sau có pôlip mũi xoang đưa tới tổn thương chức năng của toàn bộ viêm mạc đường hô hấp (cả trên và dưới) rất khó hồi phục, thường đưa tới tắc nghẽn đường hô hấp làm cho khi thực hiện phẫu thuật xoang để đưa tới tái phát.

+ Viêm xoang mạn ở những người có cơ địa dị ứng, hen xuyễn hay đã bị cơ hen xuyễn làm cho các bệnh này tăng nặng hơn, các cơn hen xảy ra nhiều hơn, và dễ đưa tới các cơn hen xuyễn nguy kịch với khó thở nặng, cơn kéo dài, khó cắt được cơn trong điều trị.

– Viêm tai giữa: là biến chứng rất hay gặp nhất là với trẻ nhỏ. Thực ra niêm mạc tai giữa cũng là niêm mạc đường thở trên mũi xoang nên ngay trong viêm xoang cấp hay các đợt cấp của viêm xoang niêm mạc tai gữa cũng bị viêm. Với các viêm xoang sau mủ mạn: mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở gờ lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vòi tau lên hòm tai gây viêm tai giưa, đặc biệt vơi trẻ nhỏ ống vòi tai ngắn, rộng lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai hơn. Hai thể viêm tai giữa cần lưu ý:

+ Viêm tai giữa cấp mủ: với các dấu hiệu: sốt, đau tức ở trong tai, với trẻ nhỏ thường có rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn chớ, nếu không được khám phá hiện kịp thời mủ ứ tích trong hòm tai làm màng tai bị thủng, rách để thoát ra ống tai, có thể đưa tới viêm xương chũm cấp với các tai biến nguy hiểm.

+ Với viêm tai giữa ứ dịch: là biến chứng được đặc biệt quan tâm lưu ý do các triệu chứng dễ bỏ qua không nổi bật, với ù tai, tức hoặc nhói trong tai, ít khi có sốt đau rõ rệt, không gây chảy mủ tai nên với trẻ nhỏ thường không được biết đến, với người lớn vì cũng chỉ xuất hiện trong một vài ngày, từng lúc rồi qua đi.

Tuy nhiên, bệnh vẫn tồn tại, đưa tới nghe kém ngày càng tăng, nếu không được khám, phát hiện có thể đưa tới điếc, ảnh hưởng đến giao tiếp rõ rệt.

2. Biến chứng mắt
Hốc mắt được bao bọc bởi hệ thống các xoang mặt. Đáy của xoang trán là trần ổ mắt; thành trên của xoang hàm cấu tạo nên bờ dưới ổ mắt; mũi ngăn cách với ổ mắt bởi một vách xương rất mỏng; còn khối bên xoang sàng ở ngay liền cạnh mắt. Do có những liên quan chặt chẽ về mặt cấu trúc nên những viêm nhiễm từ mũi xoang có thể gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và rút lui nhanh chóng. Sau khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt… Nếu dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiến triển.

Các biến chứng khác ở mắt do viêm xoang:

Áp xe mí mắt: Là biến chứng của những viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm). Mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau. Rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Độ 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 hôm túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.

Viêm dây thần kinh thị giác (dây thần kinh chi phối mắt): Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Trong những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại rất mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.

Ở trẻ em, viêm xoang cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Để tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh cần đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng của viêm mũi xoang; tuyệt đối điều trị theo đúng hướng dẫn của các thầy thuốc tai mũi họng.

3. Biến chứng sọ não
Là những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay ở nước ta rất ít gặp biến chứng sọ não do viêm xoang. Tuy nhiên, theo các tài liệu ở các nước Âu – Mỹ, biến chứng ọ não do ciêm xoang gặp tương đương với do viêm tai; có thể do ở nước ta còn chưa phát hiện được đầy đủ nhất là trong tình trạng cấp cứu nguy hiểm.

Các biến chứng sọ não thường được kể đến là:

– Viêm màng não do viêm xoang: có thể do viêm xoang cấp hay đợt cấp của viêm xoang mạn, thường với các xoang sàng, trán hay trán sàng, đặc biệt sau chấn thương xoang.

Các triệu chứng viem màng nào thường rõ rệt ở trẻ em, có thể tiềm tang ở người có tuổi. Do viêm màng não xuất hiện đột ngột, với các triệu chứng rõ rệt như sốt cao, nhức đầu dữ dội, nôn nhiều hoặc mê sảng, li bì nên ít quan tâm đến các dấu hiệu của viêm xoang. Điều trị viêm màng não cấp thường qua khỏi dễ nên khó xác định là biến chứng ngay trong đợt đầu.

Cần lưu ý:

– Viêm màng não do viêm xoang dễ bị tái phát, nếu lưu ý sẽ thấy viêm màng não xuất hiện một vài ngày sau đợt cấp của viêm xoang (chảy mũi mủ, ngạt tắc mũi …)

– Các trường hợp chấn thương xoang tuy đã qua khỏi nhưng thỉnh thoảng có chảy nước não tủy qua mũi, có thể chỉ chảy khi để đầu ở một tư thế nào đó nếu xuất hiện viêm màng não cần lưu ý phát hiện do tổn thương ở xoang.

Với viêm màng não do viêm xoang sau khi điều trị viêm màng não ổn định cần phẫu thuật xoang loại trừ bệnh tích, bịt lấp lỗ rò, rách màng não để tránh tái phát.

– Viêm tĩnh mạch xoang hang do viêm xoang: tĩnh mạch xoang hang là tĩnh mạch lớn nằm ép ở hai bên phía trước não, tĩnh mạch này nhận máu từ các tĩnh mạch mũi xoang nên có thể bị viêm trong các viêm cấp hay đợt cấp của viêm xoang. Khi bị viêm có các dấu hiệu khá rõ rệt: sốt cao 40 – 410C, thường có cơn rét run, thể trạng nhiễm trùng rõ: mệt mỏi, li bì, mạch nhanh, môi khô …, nhanh chóng có các dấu hiệu ở mắt như phù nề mắt, mắt bị lồi ra trước, ấn đau, liếc mắt hạn chể, nặng hơn mi mắt bầm tím, nổi mạch rõ, mắt lồi to, không đưa qua đưa lại được, mờ mắt rõ …

Biến chứng viêm mắt là viêm mắt tĩnh mặt hang không chỉ tác động trầm trọng đến mắt mà còn đưa tới tình trạng nhiễm trùng máu, viêm màng não … nên phải được coi là cấp cứu nguy hiểm, điều trị tại các cơ sở mắt hay Tai Mũi Họng có điều kiện, theo dõi sát cao.

– Áp xe não do viêm xoang: các xoang trán, xoang sàng có liên quan chặt chẽ với hố não trước nên viêm xoang này có thể đưa tới ổ mủ trong não.

Lưu ý: do vị trí ổ mủ chủ yếu ở hố não trước thùy trán nên áp xe não do xoang có những đặc điểm khó phát hiện hơn áp xe não do tai (ổ hố não giữa hay hố não sau). Thùy trán không có chức năng vận động hay giác quan nên áo xe não thùy trán không gây liệt tay, chân hay nửa người (thường gặp do tai nạn), cũng không gây cấm khẩu, điếc.

Áp xe thùy trán gây các biến đổi về tâm thần, tri giác như lú lẫn, nói mê, mộng du (đi không chủ động), ảo thanh (nghe những tiếng không có thật), ảo thị (nhìn những hình ảnh không có thật như cháy nhà, tai nạn xe …) do đó phải lưu tâm mới phát hiện được, khi nghi ngờ cần chụp vi tính cắt lớp sọ não để phát hiện ổ áp xe. Nếu có ổ áp xe cần phẫu thuật lấy bỏ hay dẫn lưu ổ mủ.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Bình luận (0)