Bệnh Tiểu Đường _ Cách Điều Trị Hiệu Qủa

     1/5 (1)

Bệnh tiểu đường và những thông tin hữu ích mà ai cũng nên tìm
hiểu
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh vô cùng phổ biến, xuất hiện ở nhiều
đối tượng khác nhau. Trong thời gian lâu dài, nếu người bệnh không
được điều trị đúng cách, thì có thể đối mặt với những biến chứng nguy
hiểm. Dưới đây là một số kiến thức về căn bệnh này mà bạn nên tham
khảo cũng như tìm hiểu.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường còn được biết đến với tên gọi khác đó là bệnh đái
tháo đường. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính khi cơ thể
mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra loại hormone insullin thích
hợp. Khi cơ thể bị tiểu đường, điều này cho thấy lượng đường trong
máu của bạn quá cao.
Có nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau, bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 1,
bệnh tiểu đường tuýp 2 và các loại khác.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn, có nghĩa là hệ thống
miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy, gây ra sự thiếu hụt
insulin, từ đó làm tăng lượng đường huyết.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là chứng tiểu đường không phụ thuộc vào
insulin. Đối với những người mắc phải căn bệnh này, các tế bào của cơ
thể trở nên đề kháng với insulin. Khi đó tuyến tụy không thể tạo ra đủ
lượng insulin nữa, khiến lượng đường không được chuyển hóa thành
năng lượng mà tích tụ lại trong máu của bạn.

Bệnh tiểu đường xuất hiện ở rất nhiều đối tượng

Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
– Hệ miễn dịch bị suy giảm: Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, các
tế bào beta sẽ bị bạch cầu tấn công. Khi đó, tế bào sẽ không thể đảm
nhận việc sản xuất hormone insulin đủ để điều hòa lượng đường huyết
trong cơ thể nữa. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch không ổn định cũng có thể
gây ra tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bị gây
ra bởi 1 loại protein có tên là casein, thường được tìm thấy trong thành

phần sữa bò. Đây chính là lí do tại sao bệnh tiểu đường dạng 1 có thể
xuất hiện ở cả đối tượng trẻ em.
– Môi trường sống: Môi trường sống với nhiều tác nhân gây hại chẳng
hạn như virus, vi khuẩn, chất độc từ môi trường, các chất hóa
học… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
– Các yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở người
bệnh do gen di truyền. Tuy trường hợp này không quá phổ biến, nhưng
không phải là không có khả năng.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, dư
thừa chất béo, tinh bột sẽ làm cho tuyến tụy phải hoạt động hết công
suất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Khi glucose
không được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho hoạt động của
cơ thể, lượng đường sẽ tích tụ, ngấm vào trong máu.
– Ít vận động: Thói quen lười vận động cũng là nguyên nhân phổ biến
gây ra tình trạng tiểu đường. Khi cơ thể nạp quá nhiều chất dinh dưỡng
mà lại không được tiêu thụ kịp thời, chuyển hóa thành năng lượng, thì
sẽ gây ra tình trạng dư thừa. Vì thế, tụy sẽ nhận nhiệm vụ sản xuất
insulin nhiều hơn, dần dần khiến chức năng tụy bị suy yếu và khả năng
sản sinh insulin trở nên hạn chế hơn.
– Béo phì, thừa cân: Những người béo phì, thừa cân thường bị mắc phải
bệnh lý đề kháng insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể người bị thừa cân
sẽ không sản sinh lượng insulin theo cơ chế điều hòa thông thường,
dẫn tới tình trạng thừa glucose.

– Stress và căng thẳng: Tình trạng stress kéo dài cũng là 1 trong những
nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường dễ xuất hiện hơn. Những căng
thẳng từ cuộc sống, công việc hay cả stress bởi thuốc tâm lý cũng là
nguyên nhân đe doạ tới nguy cơ bị tiểu đường.
– Hút thuốc lá: Có thể không nhiều người biết đến, nhưng hút thuốc lá có
thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bởi lẽ, khói thuốc
làm ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin, đồng thời làm giảm khả
năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Việc xét nghiệm lượng đường trong máu thường xuyên là vô cùng quan

trọng

Triệu chứng bệnh tiểu đường
Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều lần
Khi mắc bệnh tiểu đường, thận của chúng ta không thể hấp thụ được lượng
đường dư thừa, khiến đường tích tụ trong nước tiểu, làm các mô mất nước. Vì
thế người bệnh thường đi tiểu nhiều hơn, đồng thời thường cảm thấy khát nước.
Đói quá mức
Đói quá mức cũng là biểu hiện thường đi kèm với 2 dấu hiệu kể trên. Khi cơ thể
của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc bị rối loạn, thực phẩm sẽ không được
chuyển hoá thành glucose để cung cấp năng lượng cho tế bào. Đó là lí do tại sao
chúng ta vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống no.
Mệt mỏi
Người bị bệnh tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi liên tục. Tế bào không
được cung cấp năng lượng, thường xuyên thấy đói hay mất nước đều có thể
khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.
Mờ mắt
Việc rối loạn lượng đường trong máu cũng có thể phần nào ảnh hưởng tới thị
lực của người bệnh. Điều này được giải thích bởi sự dịch chuyển chất lỏng
khiến cho tròng mắt sưng lên, giảm độ tập trung và khiến cho mắt nhìn mờ đi.
Biến chứng bệnh tiểu đường
– Biến chứng mắt: Bệnh tiểu đường có thể khiến hệ thống mao mạch ở
đáy mắt bị tổn thương, làm thị lực giảm sút, thậm chí dẫn tới mù loà.

– Biến chứng về tim mạch: Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới những biến
chứng chẳng hạn như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại
vi, gây tắc mạch.
– Biến chứng về thần kinh: Căn bệnh có thể gây ra biến chứng về thần
kinh, gây ra cảm giác đau, tê, nóng ở các chi, tiết mồ hôi, thậm chí ảnh
hưởng tới nhịp tim, nhịp thở.
– Biến chứng về thận: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn
thương đến vi mạch máu trong thận, giảm chức năng lọc của thận, gây
suy thận.
– Biến chứng nhiễm trùng: Vi khuẩn rất dễ phát triển và làm suy yếu hệ
miễn dịch của cơ thể trong môi trường máu có lượng đường cao, gây
nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Một số cách để phòng tránh bệnh tiểu đường bao gồm:
– Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, hợp lí. Loại bỏ các thức
ăn chứa nhiều mỡ
– Giảm cân tránh béo phì, thường xuyên vận động, tránh nằm hoặc ngồi
nhiều.
– Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, không hút thuốc
Cách điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luyện tập hợp lí
– Nói không với chất kích thích, rượu bia, thuốc lá

– Điều trị bằng thảo dược tự nhiên: Một số thảo dược rất hiệu nghiệm
trong việc điều trị bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo đó là
mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Hãy bổ sung
các thảo dược này trong chế độ ăn uống để nâng cao hiệu quả điều trị
– Đối với những trường hợp bị tiểu đường nghiêm trọng, cần tới các cơ
sở khám chữa bệnh để được xét nghiệm, điều trị bằng thuốc đặc trị
Ngoài những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường theo phương pháp
y học hiện đại, người bệnh cũng có thể tham khảo, áp dụng cách điều trị
bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc nam của Lương y… Đã và đang
có rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm điều trị thành công, dứt
điểm, không để lại biến chứng nguy hiểm nhờ sử dụng bài thuốc của vị
Lương y nay.
Nếu như bạn đang muốn được điều trị bằng bài thuốc đông y hiệu quả,
an toàn này, bệnh nhân có thể trực tiếp liên hệ với lương y ngay hôm
nay nhé.

Kết quả tác dụng có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người mà có những phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. chính vì vậy bạn đọc cần liên hệ trực tiếp với người có chuyên môn để được tư vấn cũng như hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Bình luận (0)