5/5 (1)
Là một loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, từ lâu gạo lứt được biết đến là sản vật mang lại lợi ích to lớn với sức khỏe.
Tác dụng của gạo lứt được công nhận bởi chứa hàm lượng, chất xơ, đạm… dồi dào, vitamin nhóm B cực phong phú còn thêm các khoáng chất sắt, kẽm, đồng. Hãy sử dụng gạo lứt thường xuyên để có một sức khỏe dẻo dai, bền vững.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt trong 100g
– Năng lượng: 1.548 kJ (370 kcal)
– Cacbohydrat: 77.24 g
– Đường: 0.85 g
– Chất xơ: 3.5 g
– Chất béo: 2.92 g
– Chất đạm: 7.94 g
– Vitamin B1: 0.401 mg
– Vitamin B2: 0.093 mg
– Vitamin B3: 5.091 mg
– Vitamin B5: 1.493 mg
– Vitamin B6: 0.509 mg
– Vitamin B9: 20 μg
– Canxi: 23 mg
– Sắt: 1.47 mg
– Magiê: 143 mg
– Mangan: 3.743 mg
– Phốt pho: 333 mg
– Kali: 223 mg
– Natri: 7 mg
– Kẽm: 2.02 mg
– Nước: 10.37 g
Từ sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng, cả trong khoa học và cuộc sống gạo lứt được sử dụng rất nhiều để cải thiện sức khỏe con người. Hãy xem những điều mà loại ngũ cốc này mang lại cho cuộc sống chúng ta nhé.
14 tác dụng của gạo lứt với sức khỏe có thể bạn chưa biết hết
1. Giúp bạn giảm cân
Chất xơ trong gạo lứt khiến bạn tiêu hóa lâu hơn, cảm giác no lâu hơn trong một khoảng thời gian dài, tránh cảm giác thèm ăn. Chất Anpha lipoic acid được tìm thấy trong tinh chất gạo lứt được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển đổi hydratcarbon và chất béo. Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của insulin và liprin.
2. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Một trong những tác dụng của gạo lứt được nhiều người ưa chuộng là nó có nhiều magie – một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Bạn có biết thực phẩm này còn chứa các hợp chất gọi là lignans có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, được nhiều người yêu thích trong việc phòng chống bệnh. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu lignan, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt vừng và các loại hạt, có liên quan đến việc giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm độ cứng động mạch.
3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nguyên lý quan trọng để phòng chống hay ngăn ngừa biến chứng tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Quá trình tìm hiểu cho thấy rằng gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần, chuyển hóa đường thành năng lượng, tiêu hao một lượng đường đáng kể. Trong khi đó, enzyme, magiê có trong gạo lứt khá cao sẽ giúp bài tiết insulin và glucose cũng như cân bằng các chức năng của não bộ. Từ đó, bệnh tiểu đường sẽ được ổn định do điều tiết được insulin.
4. Chống oxy hóa
Gạo lứt rất giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp mở rộng khả năng bảo vệ chống lại tác hại do các gốc tự do oxy gây ra. Nó chứa một loại enzyme chống oxy hóa quan trọng gọi là superoxide effutase giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự phá hủy oxy hóa trong quá trình sản xuất năng lượng. Gạo lứt còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến oxy hóa như bệnh tim mạch vành.
5. Ngăn ngừa béo phì
Tác dụng của gạo lứt cho thấy hiệu quả với người béo phì
Gạo lứt là công cụ kiểm soát cân nặng cho người bệnh béo phì. Nó chứa mangan giúp tổng hợp chất béo trong cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện về vấn đề này cho biết tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có tác dụng tích cực đối với cơ thể đối với việc giảm chỉ số khối cơ thể và chất béo của cơ thể. Nó tăng cường hoạt động của glutathione peroxidase, một loại enzyme chống oxy hóa và giúp nâng cao mức cholesterol HDL ở những người béo phì.
6. Chống lại bệnh Alzheimer
Thành phần gạo lứt nảy mầm giúp ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer do sự phong phú của axit gama-aminobutyric. Tác dụng của gạo lứt giúp ức chế enzyme gây hại có tên là prolyl-endopeptidase có liên quan đến bệnh Alzheimer. Nó cũng có lợi cho các rối loạn liên quan đến não khác như mất trí nhớ và chứng hay quên.
7. Giúp phụ nữ phòng chống stress sau sinh, cho con bú
Sử dụng gạo lứt trong thời kỳ cho con bú giúp tăng cường khả năng chống căng thẳng của cơ thể và cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao đề kháng tổng thể. Gạo lứt còn có lợi cho sức khỏe tâm lý của các bà mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu điều tra đã cho thấy kết quả tích cực ở những phụ nữ cho con bú liên quan đến việc giảm các rối loạn tâm trạng, khả năng trầm cảm và mệt mỏi sau khi sinh con.
8. Tăng cường chức năng tiêu hóa
Chất xơ có trong nó giúp điều chỉnh chức năng ruột và giữ cảm giác đầy đủ hơn. Hàm lượng chất xơ cũng mang lại sự giảm bớt các tình trạng rắc rối khác như táo bón và viêm đại tràng. Gạo lứt là một loại lương thực tốt cho sức khỏe nếu được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày khi giữ cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.
9. Bảo vệ tim mạch
Tác dụng của gạo lứt mang lại với sức khỏe trái tim là có chứa một thành phần có lợi cho sức khỏe chống lại protein nội tiết angiotensin II. Nó rất giàu selen có lợi cho tim mạch. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt giúp giảm tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng bám. Điều này góp phần trong việc giảm nguy cơ rối loạn tim như tăng huyết áp cao và các bệnh mạch máu.
10. Kiểm soát mức cholesterol
Gạo lứt chứa các chất dinh dưỡng có lợi giúp chuyển hóa lipid và glucose, là một lựa chọn lành mạnh để duy trì mức cholesterol lành mạnh. Một nghiên cứu điều tra đã tiết lộ rằng nó sở hữu phẩm chất hạ đường huyết điều hòa quá trình dị hóa cholesterol. Chiết xuất gạo lứt nảy mầm giúp ngăn ngừa sự gia tăng triglyceride gan do uống quá nhiều rượu do sự hiện diện của axit gamma-aminobutyric.
11. Bảo vệ hệ thần kinh
Nhiều người sử dụng gạo lứt vì giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong não do sự hiện diện của vitamin B và các khoáng chất thiết yếu như mangan. Magie làm cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể và giúp điều hòa các dây thần kinh. Vitamin E có trong gạo lứt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh não khác nhau gây ra do tác động của quá trình oxy hóa.
12. Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Gạo lứt nảy mầm sở hữu tác dụng chống trầm cảm và giúp chống lại các rối loạn liên quan đến lo âu vì nó có chứa các axit amin thiết yếu như glutamine, glycerine và GABA. Tác dụng của gạo lứt trong việc hạn chế tiêu cực của tâm lý đã được chứng minh.
13. Phòng chống chứng mất ngủ
Gạo lứt rất hữu ích trong việc điều trị chứng mất ngủ. Nó là một nguồn tự nhiên cung cấp hormone melatonin khi ngủ, giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ bằng cách thư giãn các dây thần kinh và tăng chu kỳ giấc ngủ.
14. Giúp cải thiện sức khỏe xương
Gạo lứt rất hữu ích trong việc duy trì xương chắc khỏe. Nó rất giàu magie cùng với canxi cung cấp cho xương cấu trúc vật lý. Ngoài ra tác dụng của gạp lứt còn được thể hiện khi giàu magie ngăn ngừa chứng bệnh như viêm khớp và loãng xương.
5 tác dụng của gạo lứt với làn da của bạn
1. Tẩy da chết, làm sạch từ bên trong
Hàm lượng chất xơ phong phú và các khoáng chất thiết yếu khác trong gạo lứt có tác dụng làm cho làn da của bạn trở nên sạch hơn, mịn màng hơn từ sâu bên trong. Ngoài ra, các protein được tìm thấy trong loại gạo này có công năng tẩy da chết mạnh mẽ. Chúng thúc đẩy tăng trưởng tế bào và kích thích lưu lượng máu trong da, mang lại cho làn da một vẻ ngoài tươi sáng.
2. Chống lão hóa sớm
Carbohydrate có trong gạo lức có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa lão hóa sớm. Cám gạo cũng được cho là có hiệu quả cao khi được sử dụng tại chỗ, trong việc ngăn ngừa nếp nhăn. Dưỡng chất trong gạo lứt có khả năng chống lại các gốc tự do ở tế bào da.
3. Duy trì độ đàn hồi cho da
Chất selen có trong gạo lứt giúp duy trì độ đàn hồi của da và giảm viêm da. Làn da của bạn như trở nên trẻ trung hơn, mịn màng hơn khi khẩu phần ăn có thêm gạo lứt.
4. Trị mụn trứng cá hiệu quả
Gạo lứt với chất chống oxy hóa, vitamin và magie sẽ bảo vệ da khỏi mụn trứng cá, chống các ổ viêm nhiễm.Bã nhờn dư thừa trên da có thể gây ra mụn trứng cá. Gạo lứt kích thích cơ thể tạo ra chất Insulin giúp hạn chế tuyến bã nhờn tiết quá mức.
Ngoài ra gạo lứt còn có đặc tính làm se và làm mát, rất tốt khi được sử dụng để làm se nốt mụn, dịu vết thâm.
5. Hạn chế sự phát triển của bệnh chàm
Hàm lượng tinh bột cao của gạo lứt có tác dụng làm dịu vết chàm. Tất cả những gì bạn cần làm là nhúng một miếng vải sạch vào nước gạo sau đó nhẹ nhàng thoa nhẹ vào vùng bị ảnh hưởng (vết chàm) trong khoảng thời gian 5-7 phút. Bạn thực hiện 2 lần/ngày trong 10 ngày liên tục chắc chắn sẽ có tác dụng hạn chế mức độ chàm trên da.
Tác dụng của gạo lứt với tóc
Bạn có biết gạo lứt rất tốt cho việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Nó chứa vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E, folacin, kali và rất nhiều chất xơ, tất cả đều cần thiết cho mái tóc để trở nên óng mượt, mềm mại.
– Ngăn ngừa tóc hư tổn: Gạo lứt chứa lượng protein dồi dào giúp tăng trưởng tế bào và cung cấp máu cho da đầu, khiến thực phẩm này trở thành một thành phần quan trọng để điều trị tóc hư tổn.
– Một loại “dầu xả” tự nhiên: Tác dụng của gạo lứt được thể hiện qua hàm lượng chất dinh dưỡng là chất xơ và tinh bột có thể giúp mái tóc của bạn luôn mềm mượt và sáng bóng, dùng sau khi gội đầu sẽ rất tốt.
– Trị gàu hiệu quả: Selen trong gạo lứt được biết đến giảm gàu cho tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh. Bạn có thể mát xa tóc và da đầu bằng nước vo gạo lứt 2 lần/tuần. Hoạt động này đảm bảo lưu lượng máu và cung cấp chất dinh dưỡng da đầu của bạn.
Một số món ngon từ gạo lứt
1. Cháo nghêu gạo lứt
Tác dụng của gạo lứt sẽ càng phong phú hơn trong vai trò thành phần một món ăn nào đó như cháo nghêu chẳng hạn. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, tinh bột,… kết hợp cùng nghêu giàu protein, canxi làm nên một món giàu dưỡng chất, thích hợp cho người mới ốm dậy, người làm việc căng thẳng, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển… Món dễ ăn và nên ăn khi còn nóng để cảm nhận hương vị chuẩn nhất bạn nhé.
2. Phở gạo lứt thịt bò
Từ lâu chỉ riêng món phở thôi cũng đã mang lại nhiều giá trị, lợi ích dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Sử dụng gạo lứt để chế biến thành sợi phở và tạo nên bát phở bò gạo lứt ngon chính hiệu sẽ là một trải nghiệm vị giác tuyệt vờiKhông chỉ vậy, giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt mang lại cực kì cao khi kết hợp với thịt bò. Đổi vị cho cả nhà với món phở gạo lứt thịt bò thôi nào.
3. Chè đậu đen gạo lứt
Món chè đặc biệt này sẽ giúp bạn đánh bay cái oi nóng mùa hè hay trút bỏ hết mệt mỏi, sầu não từ những áp lực trong cuộc sống. Hương vị đậu đen bùi bùi nấu cùng gạo lứt thơm nức hòa quyện thành món chè hấp dẫn vừa là món chơi đồng thời là một cách cung cấp dưỡng chất cho cơ thể như tinh bột, khoáng chất magie, kẽm, sắt,… đa dạng vitamin.
Một số tác dụng phụ của gạo lứt từ thành phần của chúng
– Dị ứng chéo: Gạo lứt được chế biến thành nhiều loại khác nhau bao gồm bột, bánh mì và thực phẩm ăn nhẹ… Nhiều nhà sản xuất sử dụng cùng các thiết bị để phân loại thực phẩm. Khi tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng, chẳng hạn như những thực phẩm có chứa đậu nành, gluten và các loại hạt có thể dẫn đến phản ứng ở những người mẫn cảm. Bạn có thể bị ngứa ngoài da, nổi mề đay hay đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài…
– Gây hại từ nấm mốc: Nếu trong môi trường ẩm, giàu dinh dưỡng gạo lứt rất dễ là nơi sản sinh của nhiều loại nấm mốc, vi khuẩn và nấm. Tryptophan, một loại axit amin có trong gạo lứt, có thể được chuyển đổi bởi một số vi sinh vật này thành một hợp chất gọi là axit alpha-picolinic. Nếu được tiêu thụ, axit alpha-picolinic có thể gây mẫn cảm và tổn thương mô.
– Tổn thương tế bào: Gạo lứt có chứa hàm lượng asen nguy hiểm tiềm tàng nếu sử dụng với số lượng lớn trong thời gian dài, có tác động tiêu cực đến mô tế bào.
– Nguy cơ ung thư: Trong số các loại nấm mốc, vi khuẩn và nấm có thể phát triển trên gạo lứt, aspergillus là loại nguy hiểm nhất. Loại nấm này được gọi là aflatoxin có khả năng gây ung thư nếu bạn dùng hàm lượng lớn.
Cách lựa chọn và bảo quản gạo lứt
– Gạo lứt chứa các loại dầu tự nhiên nên có khả năng có mùi nếu bảo quản quá lâu. Người dùng nên kiểm tra hạn sử dụng và dùng trước thời gian cho phép để đảm bảo độ tươi mới.
– Gạo lứt thô có thể được lưu trữ đến 6 tháng trong một hộp kín ở nhiệt độ phòng để giữ cho độ tươi nguyên vẹn. Để kéo dài thời hạn sử dụng, bạn có thể làm lạnh.
– Gạo lứt nấu chín nên được bảo quản một cách thận trọng. Bảo quản gạo nấu không đúng cách gây ra sự phát triển của vi khuẩn bacillus cereus khiến ngộ độc thực phẩm. Bạn không thể giữ ở nhiệt độ phòng và cũng không nên hâm nóng nhiều lần.
Tác dụng của gạo lứt với sức khỏe con người là rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận những nguy cơ của nó với an toàn cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tận dụng nguồn dinh dưỡng này phù hợp, đúng thời điểm và đúng cách.
Bình luận (0)